Đặc sản Lạng Sơn làm quà cho chuyến ngoa du nơi đây

Nếu có dịp du lịch Lạng Sơn, du khách không chỉ thưởng ngoạn cảnh đẹp núi rừng với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Mẫu Sơn, động Tam Thanh… mà còn được  thưởng thức những món ăn đặc sản nổi tiếng. Du khách đến nơi đây đừng quên mang những đặc sản Lạng Sơn về làm quà như na Chi Lăng, nem nướng Hữu Lũng, hồng Bảo Lân, quýt Bắc Sơn, rượu, đào Mẫu Sơn…

Na Chi Lăng

Cuối tháng 7, đầu tháng 8 âm lịch, khi tiết trời se lạnh cũng là lúc mùa na Chi Lăng chín ngọt. Lạng Sơn được coi là một trong những vựa na lớn nhất cả nước. Du khách đi đến du lịch Lạng Sơn mùa na chín bao giờ cũng mua vài cân về làm quà cho người thân ở nhà.

Nem nướng Hữu Lũng

Nem Hữu Lũng được làm từ thịt sống, sau khi lên men khoảng 2 đến 3 ngày được nướng trên bếp than hoa cho lá chuối cháy xém. Nem được ăn kèm với lá đinh lăng cùng nước chấm chua, ngọt, tạo nên vị đặc trưng riêng chỉ có ở Lạng Sơn.

Tham khảo thêm : Đặc sản Phú Thọ làm quà ngon bổ rẻ, lạ miệng

Hồng Bảo Lâm

Hồng không hạt Bảo Lâm là giống hồng nổi tiếng được trồng từ lâu đời tại huyện Cao Lộc và Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

Quýt Bắc Sơn

Quýt Bắc Sơn được trồng trên các khe núi, thung lũng hay trên sườn đồi của huyện Bắc Sơn, nổi tiếng bởi màu sắc hấp dẫn, quả căng mọng, ít hạt có vị ngọt đậm hơi chua, hương vị rất đặc trưng mà nơi khác không có được. Quýt ở đây có hai loại là quýt ròn và quýt dẹt.

Rượu Mẫu Sơn

Rượu Mẫu Sơn là thứ rượu ngon đặc sản do người Dao sống trên đỉnh Mẫu Sơn làm ra. Rượu được chưng cất thủ công với phương thức cổ truyền hàng nghìn năm trước từ nguồn nước tinh khiết của những con suối chảy trong núi có độ cao hơn 1000 m và loại men lá rừng được pha chế từ hơn 30 loại thảo dược quý hiếm. Rượu Mẫu Sơn trong vắt như nước suối, khi uống không có cảm giác gắt,  êm dịu, đậm đà đặc trưng.

Xem chi tiết : Đặc sản Sơn La – đậm đà hương vị núi rừng Tây Bắc

Đào Mẫu Sơn

Đào Mẫu Sơn có màu xanh trắng, bên ngoài là lớp vỏ có lông tơ mềm mịn, vừa to, vừa ngọt, cùi lại giòn tan và chắc thịt nên từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi. Chính hương thơm tự nhiên và hương vị ngọt ngào của trái đào tươi mà hàng năm cứ đến mùa đào Mẫu Sơn, du khách lại tấp nập đổ về.

Vịt quay Lạng Sơn

Vịt quay Lạng Sơn được lấy từ giống vịt Bầu Thất Khê. Trải qua quá trình sơ chế thì vịt được tẩm thêm các loại gia vị gồm: Hành, lá móc mật, hạt tiêu,… tất cả được nhồi vào bên trong vịt rồi được khâu lại. quay vịt trên than hoa trong thời gian 15 phút Sau khi thực hiện xong thi quay qua nhúng với chảo mỡ rồi đảo đi đảo lại rồi vớt ra cho ráo dầu. Trong quá trình quay không để vịt bị cháy, cần đảm bảo độ nóng. Thịt quay càng lâu thì càng ngon. Thịt vịt thơm ngon, mềm ngọt, ăn cùng măng chua tạo nên hương vị ngon khó cưỡng. 

Vịt quay Lạng Sơn

Lợn quay

Lợn quay Lạng Sơn không giống với những vùng đất khác. Lợn trải qua quá trình sơ chế sạch sẽ, rồi cho lá mắc mật, lá rừng nhét vào bên trong bụng lợn. Sử dụng bếp than hoa để quay lợn. Để thịt chín vàng ươm, giòn bì thì người ta sẽ dùng dầu và mật ong phết lên phần da của lợn. Sau đó, quạt lửa thật mạnh cho bì lợn phồng rộp lên. Khi lợn chín thì mang ra để ngoại và chặt thành từng miếng vừa ăn.

Da lợn giòn bì, thịt lợn dai, ngọt nước và thơm mùi lá mắc mật. Tới Lạng Sơn thực khách nhất định phải thưởng thức qua món ăn này.

Lợn quay

Xem thêm tin tức : Đặc sản Thanh Hóa làm quà ngon bổ rẻ

Khâu nhục

Khâu nhục còn có tên khác là nằm khâu. Món khâu nhục thường được chế biến vào dịp lễ đặc biệt như: Cưới hỏi, giỗ chạp, ngày lễ tết,… Món ăn có quy trình chế biến khá cầu kỳ. Thịt phải là loại thịt ba chỉ ngon nhất được ướp với các loại gia vị như: Ngũ vị hương, húng lìu, địa liền, mật png, rượu,…  Tất cả tẩm ướp với thịt ba chỉ và hấp cách thủy trong thời gian dài.

Khâu nhục có xuất xứ từ Trung Quốc và đã sớm du nhập vào Việt Nam. Sau này đã trở thành món ăn đặc trưng của người Lạng Sơn. Khi hấp, người nấu thường hấp kèm khoai lang, lá tàu soi. Khâu nhục sau khi chín thái thành từng bản to ăn kèm với xôi nóng, cơm hoặc bánh mì đều ngon tuyệt vời. Miếng khâu nhục thơm mùi gia vị, mềm ngon, ngọt nước, có màu nâu đượm của mật ong. Thật tuyệt vời làm sao.

Khâu nhục

Bánh ngải

Để làm được bánh ngải thì người ta thường dùng lá ngải non vo với nước tro sạch cho nhừ. Sau đó, rửa sạch bỏ xơ và cho vào cối giã nhuyễn. Lá ngải giã mịn rồi cho xôi vào giã đều. Giã trong một thời gian sẽ cho ra một loại bột mềm, mịn và dẻo thì chuyển sang nặn bánh. 

Nhân bánh được làm từ vừng. Nhân bên trong, vỏ bánh bên ngoài rồi vo tròn bánh lại. Bánh được mang đi hấp. Lúc này bạn sẽ ngửi thấy hương thơm ngào ngạt của lá ngải quyện với vỏ bánh, nhân bánh ngon ngọt. Lá ngải là đặc sản ở Lạng Sơn nên khi du khách ghé thăm thì họ thường mua về làm quà cho gia đình và người thân.

Bánh ngải

Bánh cuốn trứng

Bánh cuốn trứng ở Lạng Sơn cũng được làm từ bột gạo. Bột gạo xay mịn rồi tráng mỏng. Thay vì bỏ thịt và mộc nhĩ thì người ta đập vào một quả trứng ở phần giữa bánh. Tiếp theo, đập nắp một lúc cho bánh và trứng chín. Bên trên có rắc một chút thịt băm. Nước chấm là nước của thịt rang xay khô và bông lên rồi rắc một chút rau mùi thái nhỏ sau đó mới cho nước mắm, thêm một chút mỡ hành. Bánh cuốn trứng của Lạng Sơn gần giống với bán cuốn Cao Bằng. Ăn một miếng bánh cuốn chấm với nước chấm đặc trưng và ăn kèm với lọ măng ngâm ớt thì tuyệt vời biết bao. Tới đây nhớ thưởng thức món ăn sáng nhẹ bụng và dinh dưỡng này bạn nhé. 

Bánh cuốn trứng

Nếu quý khách có ý định di chuyển đến đây có thể tham khảo dịch vụ thuê xe đi Lạng Sơn trọn gói giá rẻ tại thuexebonbanh.com. Đảm bảo giá rẻ, uy tín, chuyên nghiệp !