Khám phá top 7 làng cổ gần Hà Nội

Tạm rời xa những ồn ào của đô thị, vào dịp cuối tuần, du khách có thể cảm nhận nét thanh bình, yên ả và tận hưởng không khí trong lành khi tham quan những làng cổ gần Hà Nội: làng cổ Đường Lâm, làng cổ Thổ Hà, làng lụa Vạn Phúc…. Đến nơi đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà cổ trăm năm tuổi mà còn được tìm hiểu nhiều điều vô cùng thú vị…

Làng cổ Đường Lâm

Nằm tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội, làng cổ Đường Lâm là vùng đất sinh ra rất nhiều danh nhân như: Vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, Bà man Thiện – mẹ của Hai Bà Trưng, Bà Chúa Mía – vương phi của chú Trịnh Tráng, Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Phan Kế An… Đường Lâm còn gọi là nơi phát tích đất hai vua – Ngô Quyền và Phùng Hưng.

Làng cổ Đường Lâm là một địa điểm du lịch cuối tuần gần Hà Nội . Đến nơi đây, du khách sẽ cảm nhận được sự thanh bình yên ả – đặc trưng của những làng quê Việt. Chiêm ngưỡng những ngôi  nhà cổ được xây bằng đá ong, cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình cho đến điếm canh, giếng nước, chùa miếu… Bạn có thể tham khảo : Kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm

Tham khảo ngay : Dịch vụ thuê xe đi Làng Cổ Đường Lâm giá rẻ

Làng gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội đã có hơn 500 tuổi, là nơi sản xuất các đồ gốm có chất lượng cao với những hình ảnh hoa văn trên sản phẩm mang đậm văn hoá, phong tục của người Việt.

Sản phẩm gốm Bát Tràng có nhiều kiểu dáng, mẫu mã và chủng loại, được chia thành các nhóm theo chức năng sử dụng là: gốm gia dụng, đồ thờ tự, gốm mỹ thuật, gốm xây dựng và gốm trang trí. Bằng lòng yêu nghề và sự miệt mài lao động, tìm tòi, sáng tạo, các nghệ nhân Bát Tràng đã tạo nên một thế giới gốm sứ đủ màu sắc, đa dạng và sống động. Gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác trên thế giới như liên minh châu Âu, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ…

Đây là một điểm du lịch cuối tuần gần Hà Nội được nhiều du khách yêu thích. Đến nơi đây, du khách không chỉ tham quan, mua sắm mà còn được tự tay trải nghiệm làm gốm.

Làng lụa Vạn Phúc

Nằm bên bờ sông Nhuệ, thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội. Làng lụa Vạn Phúc là làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng và lâu đời nhất Việt Nam.

Các sản phẩm của làng lụa Vạn Phúc rất đa dạng về mầu sắc, phong phú về chủng loại như gấm, lụa, the, sa, xuyến, băng quế, lĩnh, đoạn, đũi, sa tanh, vải… Trong lịch sử, lụa Vạn Phúc từng được dùng để may quốc phục và đặc biệt được ưa chuộng dưới triều nhà Nguyễn. Lụa Vạn Phúc đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới như: Pháp, Ba Lan, Thụy Sỹ, Campuchia…

Hiện nay, Vạn Phúc đã trở thành một địa điểm du lịch cuối tuần gần Hà Nội được nhiều du khách yêu thích. Đến Vạn Phúc, du khách không chỉ có cơ hội mua sắm các sản phẩm lụa Hà Đông mà còn được chứng kiến quy trình làm ra tấm lụa của các nghệ nhân. Bên cạnh xưởng dệt là cửa hàng giới thiệu sản phẩm với hàng trăm loại lụa đủ màu sắc và các loại sản phẩm như: khăn choàng, quần áo, túi xách, cà vạt… Thương hiệu lụa Vạn Phúc đã không chỉ trở thành niềm tự hào của người dân Vạn Phúc mà quan trọng hơn, còn bảo tồn một nét văn hóa Việt.

Xem thêm : Những ngôi chợ lâu đời nhất ở Hà Nội

Làng nón Chuông

Chợ làng Chuông họp mỗi tháng 6 phiên vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24 và 30 âm lịch và chỉ bán một thứ hàng duy nhất là nón. Nón được xếp thành từng chồng dài, trắng loá.

Xa xưa nón làng Chuông là cống vật tiến hoàng hậu, công chúa bởi vẻ đẹp rất riêng được làm nên bởi những bàn tay tài hoa khéo léo của các nghệ nhân lành nghề.

Ngày nay, nón làng Chuông có mặt khắp nơi, cả trên thị trường trong nước và nước ngoài. Làng Chuông luôn tấp nập khách không chỉ để đặt hàng, mà còn để tham quan, tìm hiểu công việc làm nón. Làng Chuông là một địa điểm du lịch cuối tuần gần Hà Nội thú vị dành cho du khách.

Làng cổ Thổ Hà

Nằm cách Thủ đô Hà Nội khoảng 50km về phía bắc, Thổ Hà là một làng gốm trù phú ven sông Cầu, thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với nghề làm gốm, làm bánh đa mà còn là vùng đất bảo lưu được khá nguyên vẹn những nét văn hóa đặc trưng của một làng Việt cổ, trở thành điểm du lịch cuối tuần gần Hà Nội hấp dẫn du khách.

Thổ Hà được coi là một trong ba trung tâm gốm sứ cổ xưa nhất của người Việt. Tổ sư của nghề là tiến sĩ Đào Trí Tiến. Vào thời Lý, ông được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc. Ở đây, ông đã học được nghề làm gốm và khi về nước đã truyền nghề lại cho dân làng Thổ Hà. Với địa thế thuận lợi là làng ven sông, nơi đây nhanh chóng trở thành một thương cảng tấp nập thuyền bè ngược xuôi ra vào bến sông Như Nguyệt để mang đi những sản phẩm gốm được thổi hồn từ đất và bàn tay nghệ nhân làng.

Làng Cự Đà

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km là thôn Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội). Cự Đà là một trong những làng Việt cổ điển hình ở đồng bằng Bắc Bộ và là một điểm du lịch cuối tuần gần Hà Nội. Đến Cự Đà, du khách sẽ được thả hồn vào bức tranh quê bình yên tuyệt đẹp.

Làng có dòng sông Nhuệ uốn lượn chung quanh, hai bên bờ sông có những rặng tre xanh tốt như đang bao bọc và che chở cho cả ngôi làng. Đường cái làng là trục giao thông men theo bờ sông Nhuệ. Trên cái trục đường làng ấy, với quy hoạch hình xương cá, Cự Đà có những ngôi nhà kiến trúc cổ khiến cho du khách có một cảm giác hoài cổ vô cùng thú vị.

Ngoài các ngôi nhà cổ, làng còn có chùa, miếu đã được xếp hạng di tích quốc gia. Cổng làng vẫn còn nguyên chiếc đồng hồ, dấu ấn của một thời sung túc.

Làng Cự Đà nổi tiếng bởi nghề làm miến, làm tương. Nếu đến đây bạn có thể mang những đặc sản này về làm quà cho gia đình, bè bạn.

Tham khảo thêm : Địa điểm cắm trại gần Hà Nội

Làng đúc đồng Ngũ Xã

Nằm gần hồ Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Làng Ngũ Xã chính là nơi sản sinh ra biết bao sản phẩm đồng thau cực kỳ tinh xảo đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ đồ đồng của thành Thăng Long xưa.

Một trong những sản phẩm nổi tiếng, mang tính nghệ thuật cao của thợ đúc đồng Ngũ Xã là chuông và tượng đồng. Chuông là một nhạc cụ đặc biệt, khi gõ âm thanh phải vang ngân, do đó đòi hỏi các phần của chuông phải có độ dày mỏng khác nhau. Vì thế, từ khâu làm khuôn, đến pha chế đồng, nấu đồng và rót đồng vào khuôn đều phải tuân theo một quy trình hết sức nghiêm ngặt và tinh vi, nhiều khi là bí quyết nhà nghề.

Ngoài chuông và tượng Phật Di Đà, người thợ đúc đồng Ngũ Xã cũng để lại hàng loạt tác phẩm khác cũng rất nổi tiếng, được coi là kiệt tác của nghệ thuật đồng thau Việt Nam như: tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thánh, cùng những đồ thờ bằng đồng như lư hương, chân đèn, hạc đồng… vốn được coi như các cổ vật quí.

Trên đây là top 7 làng cổ gần Hà Nội nên đi tham quan, du lịch vào những dịp cuối tuần. Để đi đến các địa điểm một cách nhanh chóng, tiện lợi, quý khách có thể tham khảo dịch vụ thuê xe du lịch của thuexebonbanh.com. Cam kết uy tín, chuyên nghiệp, tin cậy, giá rẻ.