Khi di chuyển các tuyến đường xa thì người dân thường lựa chọn đi xe giường nằm. Ưu điểm của dòng xe này đó là có giường rộng đủ một người nằm. Di chuyển trong thời gian dài được nằm trên chiếc giường êm ái sẽ giúp hành khách cảm thấy thoải mái và không bị mệt mỏi. Vậy bà bầu đi xe giường nằm như thế nào để thuận tiện nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Đặc điểm của xe giường nằm
Xe giường nằm thường được chia thành 3 dãy với 2 tầng gồm tầng trên và tầng dưới. Ở những chiếc xe cao cấp thì xe được thiết kế giống như một chiếc khách sạn thu nhỏ di động. Phần giường thường được bọc da vô cùng êm ái và có thể hạ xuống, nâng lên theo nhu cầu của người nằm. Trên xe giường nằm còn có chăn, gối và để đảm bảo sự riêng tư còn có rèm để đóng lại hoặc mở ra. Bên cạnh đó còn có rất nhiều tiện nghi khác như: tivi, sạc pin, wifi, hộc để giày dép, máy lạnh, nhà vệ sinh,…
Đi xe giường nằm rất thoải mái đối với những người không bị say xe. Và khi đi xe giường nằm cũng sẽ giúp hành khách bớt say hơn so với khi đi xe ghế ngồi. Tuy nhiên việc bà bầu đi xe giường nằm thì đó là một thử thách không hề nhỏ, đặc biệt là những bà bầu có thể trạng yếu.
Kinh nghiệm đi giường nằm cho bà bầu
Nếu bạn đang mang bầu hoặc người thân, bạn bè có người đang mang bầu và cần phải di chuyển bằng xe giường nằm thì hãy nắm bắt một số kinh nghiệm bên dưới đây:
Chọn vị trí giường phù hợp
Trong 3 dãy giường thì bà bầu nên chọn nằm ở dãy giữa, tầng 1. Vị trí giường êm ái nhất thường từ số 2 cho tới số 5 tính từ trên xuống. Bạn nên tránh các vị trí giường gần với bánh xe, đầu xe và cuối xe bởi những vị trí này nằm thường bị xóc, bị xô đẩy người dẫn tới nguy hiểm cho bà bầu. Đặc biệt, bà bầu tuyệt đối không được nằm giường tầng 2 bởi nó rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên tránh các giường có điều hòa phả hơi lạnh trực tiếp có thể dẫn tới nhiễm lạnh, rét hoặc đau họng.
Việc nằm tầng 1 sẽ thuận tiện cho bà bầu hơn, nhất là khi đi WC. Giường tầng 1 cũng êm ái, giảm được sự rung lắc, xô đẩy và giảm thiểu tình trạng say xe khi di chuyển một quãng đường tương đối dài.
Chọn thời gian phù hợp
Nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi thì bạn nên di chuyển bằng xe giường nằm với thai nhi từ tuần thứ 20 cho tới 30 của thai kỳ. Hạn chế đi lại bằng xe giường nằm 3 tháng đầu tiên và ở những tháng cuối của thai kỳ. Ở những tháng đầu bà bầu thường bị mệt mỏi, có thể bị nôn trớ. Còn những tháng cuối thì bụng rất lớn nên khi di chuyển bằng xe giường nằm sẽ tương đối bất tiện.
Lựa chọn địa điểm di chuyển phù hợp
Nếu bạn đi xe giường nằm vì lý do du lịch thì nên chọn những điểm du lịch gần nhà. Lịch trình ngắn ngày, thời gian di chuyển không quá dài sẽ rất tốt cho cả mẹ và bé. Những chuyến du lịch gần cũng giúp cho bà bầu không cảm thấy mệt mỏi và có tinh thần tốt nhất.
Giữ liên lạc với bác sĩ
Bà bầu nên giữ liên lạc với bác sĩ khi đi xa. Đặc biệt là khi di chuyển bằng ô tô bởi nếu có các dấu hiệu bất thường thì có thể liên lạc với bác sĩ để được hướng dẫn, giải quyết kịp thời. Đồng thời bà bầu cũng nên mang theo các loại thuốc dự phòng được bác sĩ chỉ định.
Mang theo sổ y bạ, sổ theo dõi
Bà bầu nên mang theo đầy đủ sổ y bạ, sổ theo dõi, bảo hiểm y tế trong suốt thai kỳ. Thông tin này sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng xử lý tình huống nếu không may xảy ra vấn đề trong hành trình của bạn. Các thông tin này sẽ giúp đỡ cho các bác sĩ ở các bệnh viện gần nhất nếu bạn gặp vấn đề và được đưa tới bệnh viện này.
Một số lưu ý khi đi xe giường nằm của bà bầu
Bà bầu cần hết sức chú ý tình hình sức khỏe của bản thân ở thời điểm hiện tại. Đối với những bà bầu có sức khỏe yếu thì nên hạn chế đi lại nhiều, đặc biệt là di chuyển bằng xe giường nằm và đi một quãng đường dài.
Còn trong trường hợp bạn cần phải đi xe giường nằm thì hãy ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn chín, uống sôi để tránh trường hợp đau bụng, nguy hiểm hơn là dẫn tới sảy thai.
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn đọc kinh nghiệm đi xe giường nằm cho bà bầu. Bạn đọc hãy tham khảo và nắm bắt, đồng thời chia sẻ cho mọi người cùng biết tới. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành trong bài viết này.