Độc đáo đặc sản Bắc Giang làm quà

Không nhiều địa danh du lịch nổi tiếng nhưng nếu một lần được đặt chân đến xứ vải Bắc Giang, du khách đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sản nơi đây như: món xôi trứng kiến, bánh bút… và nhiều đặc sản Bắc Giang làm quà cho người thân và gia đình.

Vải thiều Lục Ngạn

Trong số các sản vật nổi tiếng của Bắc Giang không thể không nhắc tới Vải thiều mà đặc biệt hơn là Vải thiều Lục Ngạn. Quả vải thiều Lục Ngạn có đặc điểm khi chín có màu đỏ, vỏ mỏng, hạt nhỏ, cùi dày khi ăn có vị ngọt đậm khiến người ăn cứ muốn thưởng thức thêm.

Bánh đa Thổ Hà

Bánh đa Thổ Hà căng tròn những miếng lạc vàng thơm, điểm thêm dừa nạo có vị bùi bùi. Bánh khi phơi khô xong được xếp theo từng chồng, bán với giá khoảng 8-15 nghìn một chiếc.

Xôi trứng kiến Lục Ngạn

Nếu du khách có dịp du lịch Hà Giang và được thưởng thức xôi trứng kiến Lục Ngạn chắc hẳn sẽ nhớ mãi. Có nhiều món làm từ trứng kiến nhưng thông thường người dân sử dụng trứng kiến để đồ xôi. Món xôi trứng kiến được làm từ gạo nếp nương, có thêm mỡ, hành và hạt tiêu, gia vị.

Tham khảo : Top 15 đặc sản Hải Dương ngon nức tiếng gần xa

Bánh vắt vai

Bánh vắt vai là loại bánh lạ từ hình thức đến tên gọi. Món ăn độc đáo này của đồng bào dân tộc Cao Lan, Lục Ngạn. Để làm nên những chiếc bánh vắt vai thơm ngon, ngọt bùi cần thực hiện nhiều công đoạn: Gạo nếp nghiền nhỏ bằng cối xay đá; lá ngải cứu luộc lẫn nước vôi trong cho bớt vị chát, đắng, sau đó nghiền nhỏ trộn cùng bột nếp. Sau khi nặn và gói xong, bánh được luộc cách thủy khoảng hai giờ đồng hồ, vớt ra để ráo nước là có thể dùng được.

Bánh hút

Nguyên liệu đơn giản gồm rau cải cay được rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước. Bột gạo nếp được nhào với nước cải rồi nặn thành những viên bánh tròn nhỏ xinh đem chiên trong chảo đến khi vàng đều.

Thả bánh vào nồi mật mía đang đun liu riu trên bếp, viên bột sẽ tự hút mật, nên người ta gọi là bánh hút. Sau khi hút căng tròn, vớt bánh ra lăn qua chút bột gạo. Khi ăn cảm nhận vị ngọt ngào của mía, vị thơm của gạo nếp hòa quyện, rất hấp dẫn.

Xôi ba màu

Món xôi ba màu là món ăn độc đáo mang sắc thái riêng của văn hóa ẩm thực người dân tộc Nùng, huyện Lục Ngạn. Để tạo ra những màu sắc hấp dẫn của món ăn này, đồng bào sử dụng những nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên chứ hoàn toàn không sử dụng phẩm màu.

Gà đồi Yên Thế

Yên Thế nổi tiếng với câu “Yên Thế đệ nhất gà đồi. Thịt thơm lại chắc, ăn rồi thì mê”. Món gà đồi ngon nhất chỉ nên luộc chín tới, thịt gà còn chắc, giòn để chấm với muối trộn lá chanh, nước luộc ngọt lịm dùng để ăn kèm với cơm.

Xem thêm : Top 15 đặc sản Hòa Bình nhất định phải thử

Rượu làng Vân

Tới Bắc Giang mà không thưởng thức qua rượu làng Vân thì quả thực đáng tiếc. Rượu làng Vân có hương vị riêng nhờ được nấu từ loại nguyên liệu quý. Để nấu rượu người nấu sử dụng gạo nếp cái hoa vàng loại thơm ngon nhất được trồng trên cánh đồng thuộc làng Vân Xá, xã Vân Hà, huyện Việt Yên của tỉnh Bắc Giang. 

Cách nấu rượu làng Vân hết sức đặc biệt. Nấu rượu cũng phải có bí quyết, làm sao để hòa quyện giữa gạo nếp với men rượu được chế biến từ 36 loại thuốc Bắc quý hiếm. Sau đó, mang đi ngâm ủ trong 72 giờ đồng hồ. Khi rượu ra lò, nó màu trong vắt. Vị rượu rất êm, đậm đà. Khi uống xong có cảm giác ngòn ngọt đọng lại trong cổ họng. Bạn đừng lo uống xong sẽ say nhé bởi rượu làng Vân rất dịu nhẹ, êm và không gây đau đầu. 

Rượu làng Vân

Bánh đúc Đồng Quan

Khi tới thành phố Bắc Giang bạn nhớ ghé tới xã Đồng Sơn để thưởng thức món ăn đặc sản bánh đúc Đồng Quan. Món ăn dân dã, đậm chất làng quê Bắc Bộ. Nguyên liệu làm nên bánh đúc Đồng Quan rất đơn giản và dễ kiếm đó là bột gạo và lạc. Bánh đúc được nấu với nước vôi trong nên khi ăn ta cảm nhận được miếng bánh dẻo, mềm và có vị mát.

Miếng bánh đúc trắng ngần, căng mịn như da thiếu nữ kết hợp với hạt lạc thơm giòn, bùi bùi. Ăn bánh đúc chắc chắn không thể thiếu tương bần. Xắt một miếng bánh đúc, chấm một tí tương bần. Tất cả hòa quyện lại với nhau tạo nên sự thơm ngon đến kỳ lạ. 

Bánh đúc Đồng Quan

Bánh tro

Bánh tro khá quen thuộc với nhiều người dân ở các vùng miền. Tuy nhiên, khi đến Bắc Giang bạn có thể thưởng thức bánh tro ở làng Đa Mai, xã Đa Mai, thành phố Bắc Giang để xem hương vị có gì khác biệt nhé. Bánh tro hay còn có tên gọi là bánh gio. Người ta thường dùng bánh này để dâng lên tổ tiên vào các dịp tết Đoan Ngọ hoặc Tết Nguyên Đán. 

Bánh tro được làm từ gạo và mật. Lấy một miếng bánh tro dẻo thơm chấm với mật hoạt đường. Bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt béo, bùi bùi của mật và dẻo dai của gạo. Món ăn dân dã được người dân bày bán rộng rãi ở những con ngõ, trên các đường phố. Rất dễ để bắt gặp và mua làm quà cho người thân và bạn bè.

Bánh tro

Gỏi cá mè Hiệp Hòa

Khi tới Hiệp Hòa – Bắc Giang người dân bản xứ sẽ đãi bạn món gỏi cá mè đặc biệt. Vùng chế biến gỏi cá mè nổi tiếng nhất ở Hiệp Hòa đó chính là làng Lý Viên, xã Bắc Lý. Đây là vùng quê ven sông Cầu. Sông Cầu dòng sông quanh năm đầy nước với đầy tôm cá. 

Người dân thường chế biến cá mè thành nhiều món ngon, trong đó có gỏi cá mè. Món ăn này cũng rất dễ chế biến nhưng để làm sao cho cá không bị tanh, vẫn giữ được sự tươi ngon thì đó là cả một nghệ thuật. 

Bạn biết ăn gỏi cá mè ngon nhất, đúng chuẩn nhất là như thế nào hay không? Đó là gỏi cá mè sau khi chế biến xong được bày lên một chiếc nong lớn có trải lá chuối ở dưới. Xung quanh là các loại rau thơm, quả sống ăn kèm như: Đinh lăng, lá mơ, sả, lá sung, chuối sống, khế xanh,… Gắp một miếng cá, thêm một ít khế, lát chuối thái mỏng cuộn với sả, rau đinh lăng và lá mơ chấm cùng thính hoặc muối ớt. Ôi cá sự tươi ngon, mát lành từ cá mè, rau thơm xanh non, thơm bùi cùng nước chấm. Tất cả hòa quyện với nhau thật sự tuyệt vời. Đây là món ăn ngon, là món mồi nhắm được cánh đàn ông đặc biệt yêu thích. 

Gỏi cá mè Hiệp Hòa

Nếu quý khách đang có nhu cầu du lịch, tham quan tại Bắc Giang hãy để chúng tôi được phục vụ quý khách bằng dịch vụ cho thuê xe đi Bắc Giang trọn gói, giá rẻ. Cam kết xe đời mới, chất lượng cao, đưa đón đúng giờ, giá rẻ.