Nhắc đến Điện Biên ta thầm nghĩ ngay đến chiến thắng vang dội lừng lẫy năm châu trấn động địa cầu của ông cha ta, ngoài thăm qua những điểm di tích lịch sử, khám phá nét văn hóa của người dân tộc Thái nơi đây, quý khách còn được thưởng thức những đặc sản nổi tiếng nhất khi đến với Điện Biên, thuê xe bốn bánh xin được chia sẻ tới quý khách những đặc sản khó quên khi đến với Điện Biên.
Gạo tám Điện Biên
Không biết từ bao giờ Điện Biên lại có năng suất cũng như sản lượng gạo nhiều đến thế, ngoài ra nơi đây Gạo rất nổi tiếng trong và ngoài nước, mỗi khi du khách đến với điện biên họ lại mua những bao tải gạo về quê hương ăn dân, gạo nơi đây rất thơm, ngon, dẻo, càng ăn càng thấy ngon, nhờ có gạo điện biên mà bữa ăn của du khách khi đến với Điện Biên được ngon miệng hơn, khó mà có thể quên được ẩm thực nơi đây.
Xôi Nếp Nương
Nhắc đến Tây Bắc, ngoài Mai Châu, còn có Điện Biên rất nổi tiếng với món xôi nếp nương, được làm từ gạo nếp, ăn rất thơm ngon và dẻo, không biết từ bao giờ thiên nhiên tạo hóa lại ban tặng cho con người ở nơi đây một mảnh đất màu mỡ, và có những sản nông nghiệm vô cùng trù phú, nhờ đó mà Điện Biên có được những đặc sản khó lòng mà quên được khi du khách đặt chân đến nơi đây.
Nếu Ai đó đã từng thưởng thức món xôi nếp nương thơm ngon bởi chính bàn tay khéo léo của đồng bào dân tộc nơi đây chế biến sẽ cảm nhận được hương vị vô cùng đặc biệt, khác xa với các loại xôi khác, đúng là không gì ngon bằng xôi nếp cẩm nương dẻo thơm.
Tham khảo ngay : dịch vụ thuê xe đi Điện Biên giá rẻ
Thịt Trâu Gác Bếp
Thịt trâu gác bếp (hay còn gọi là thịt trâu khô,thịt trâu hun khói,trâu sấy) là món ăn truyền thống mang phong cách ẩm thực của dân tộc Thái. Với hương vị đậm đà và mùi thơm hấp dẫn, thịt trâu Tây Bắc không chỉ là món ngon chiêu đãi gia đình mà còn là món quà độc đáo, ý nghĩa dành tặng người thân, bạn bè trong dịp tết đến, xuân về… 1kg là 850k còn túi 0,5 kg là 430k mua từ 1kg.
Măng Đắng
Đối với các vùng đồi núi hay có những cây măng rất cao và trù phú, ngoài ra đó cũng là đặc sản ở mỗi địa phương như ở: Yên Tử, Hòa Bình, Sapa … Nhưng đến với đến Điện Biên bạn sẽ được thưởng thức loại măng khó mà quên được bở vì nó quá đắng, măng đăng Điện Biên có lớp vỏ ngoài rất dày, nếu ăn mỏng ta phải bóc các lớp măng rồi chấm muối vừng hoặc chấm mắm ta mới có thể nuốt được, do đắng như vậy măng đắng Điện Biên có tính chất khác với những loại măng bình thường nên đã trở thành đặc sản nổi tiếng ở nơi đây.
Nộm Hoa Ban
Nhắc Đến Điện Biên nơi vùng đất nổi tiếng với cây hoa ban, nên cứ hàng năm vào dịp mùa hoa ban nở rực rỡ các đoàn khách họ lại đua nhau lên Điện Biên để chụp ảnh, vì vậy sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh điện biên kết hợp vào đó để tổ chức lễ hội Hoa Ban để thu hút khách du lịch khi đến với vùng đất lịch sử nơi đây. Ngoài công dụng chụp ảnh ra, Hoa ban còn có thể chế biến làm món Nộm ăn rất thơm ngon, chắc có lẽ cả nước Việt Nam chỉ có duy nhất Điện Biên là nơi có thể chế biến món nộm đặc sản riêng biệt của vùng miền như vậy.
Nộm hoa ban là món ăn không cầu kỳ với nguyên liệu chính lấy từ sản vật địa phương. Ngoài hoa ban và măng, đồng bào dân tộc còn cho thêm thịt cá suối nướng tạo hương vị đặc trưng núi rừng.
Xem chi tiết : Top 15 đặc sản Hải Dương ngon nức tiếng gần xa
Pa Pỉnh Tộp ( Cá Nướng )
Là món cá suối nướng lật úp đây cũng là món ăn cổ truyền của dân tộc Thái vùng Tây Bắc đó cũng là món ăn đáng quý, rất được trân trọng của người dân tộc thái ở vùng cao Việt Nam. Mỗi du khách khi đến với vùng cao như Hòa Bình Sơn La Điện Biên Yên Bái đều được thưởng thức món đặc sản của người dân tộc thái này, trong thời tiết se lạnh của mùa đông gia đình bạn bè ngồi quây quần bên nhau mà có món này thì còn gì tuyệt vời hơn nữa.
Sâu Chít Điện Biên
Sâu chít Điện Biên không chỉ dùng để ngâm rượu mà còn chế biến được rất nhiều món ăn thơm ngon bổ dưỡng mà bạn nên thử một lần trong đời. Bạn có thể nếm các món ăn này tại các vùng Tây Bắc mà mình đi qua, cũng có thể làm các món ăn sâu chít Điện Biên do tự tay mình chế biến.
Các cách chế biến Sâu Chít:
1. Sâu chít Điện Biên xào trứng
2. Sâu chít Điện Biên rang lá chanh
3. Sâu chít Điện Biên rang hành tỏi ớt
4. Sâu chít Điện Biên kho măng
5. Sâu chít Điện Biên nấu cháo
Vậy đến với Điện Biên các bạn đừng bỏ qua đặc sản này nhé !
Bánh Dày Điện Biên
Đến với Điện Biên du khách sẽ tiếp xúc với người Thái người mông, kinh … đối với người Mông cứ hàng năm trước khi đến tết thì người dân lại chuẩn bị làm bánh dày, vì quan điểm của người mông bánh dày tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, mà qua mồng 3 tết họ mới được ăn bánh dày đó là theo văn hóa ngày tết của họ như vậy,dần dần bánh dày cũng được bán phổ biến ở các chợ vùng cao, nếu đến Điện Biên mà gặp nơi nào bán bánh dày bạn cố gắng thử dù chỉ 1 lần nhé, rất ngon và dẻo.
Xem thêm thông tin : Top 15 đặc sản Hòa Bình nhất định phải thử
Chẩm Chéo Điện Biên
Đến với mộc điện biên bạn sẽ thưởng thức món chẩm chéo đây là một món nước chấm không thể thiếu trong mâm cơm của người Thái ở Tây Bắc. Món ăn này thường được dùng để ăn kèm với các món như: măng, xôi, rau, cá… Chẩm chéo có hương vị đặc trưng của nhiều loại rau thơm giã nhỏ, vị cay của ớt nướng và mùi thơm ngái độc đáo của hạt tiêu rừng sẽ đem đến một cảm giác lạ lẫm khi thưởng thức.
Bắp Cải Cuốn Nhót Xanh
Chắc có lẽ mỗi du khách khi lên đến Điện Biên sẽ quá ấn tượng với món nhót xanh cuốn bắp cải, rau mùi, chấm với chẳm chéo nơi đây.
Món đặc trưng nhất ở nơi đây là bắp cải cuốn nhót. Món ăn đã làm nên đặc trưng của người Điện Biên. Đầu tiên là phải chọn những chùm nhót xanh vừa thành quả chưa lâu. Có người thích ăn quả thật non, nhưng có lẽ nhót đạt tiêu chuẩn nhất là khi vừa đủ tầm, không non quá mà cũng già quá, lớp phấn mới chỉ mới trăng trắng.
Thú ăn vặt này đôi khi lại là biện pháp hữu hiệu để tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa mọi người. Một khách lạ đến thăm đúng lúc tập thể đang ăn chua chẳng thể nào lại quay ra hay ngồi thu lu một góc cả, cứ phải xà vào, cũng phải cuốn, chấm, xuýt xoa, cũng cười đùa hối hả. Thế mà chỉ sau mấy phút bỡ ngỡ người ta đã có thể trò chuyện như đã quen nhau lâu lắm rồi.
Vịt Om Hoa Chuối Điện Biên
Vịt om hoa chuối là một món ăn quen thuộc với người dân bản địa. Đến Điện Biên, Vịt om hoa chuối là một món ăn chắc chắn sẽ có trên mâm cơm đãi khách của mỗi gia đình. Chính sự khéo léo, chính sự đảm đang của người phụ nữ Thái khiến món ăn này lại càng trở nên đặc biệt hơn.
Phải tự mình thưởng thức bữa cơm của người dân nơi đây mới thấy hết cái đảm đang, cái sáng tạo của người phụ nữ dân tộc vùng cao. Không phải là một thứ gì quá cao sang nhưng lại bình dị đến lạ thường; đưa người ta từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Dù là những nguyên liệu hết sức dân dã, nhưng qua bàn tay của những người phụ nữ ấy lại mang theo một dấu ấn rất riêng biệt, rất nổi bật của người dân vùng Điện Biên vùng Tây Bắc.
Gà Xương ĐenTủa Chùa
Gà đen Tủa Chùa là giống gà xương đen đặc hữu của đồng bào Hmong, tiếng Hmong gọi là Ka Đu. Trải qua hàng ngàn năm với cuộc sống du canh du cư, song Ka Đu vẫn được lưu giữ qua bao thế hệ bởi người Hmong coi Ka Du là 1 tài sản quí, luôn có mặt trong danh mục tài sản thừa kế cho tặng, dựng vợ gả chồng.
Gà có thịt đen, xương đen, không chỉ là món ăn đặc biệt mà còn là loại thuốc quý của người Mông. Các nghiên cứu trình bày tại Hội nghị Quốc tế về Dinh dưỡng trị liệu mấy năm trước cho biết, thịt gà đen xương như gà Mông có hương vị và giá trị dược liệu đặc biệt trong việc chữa trị các bệnh tim mạch, bồi bổ sức khỏe, vì thế nếu đến điện biên bạn nhớ thưởng thức đặc sản này nhé.
Xôi Chim Mường Thanh
Khi đến với Điện Biên, hãy thưởng thức món xôi chim Mường Thanh, chắc chắn rằng bạn sẽ không thể quên được, đây chính là món ăn truyền thống trong dịp lễ, tết của người dân nơi đây.
Xôi chim là món ăn rất dân dã. Trước đây, người ta hay nấu xôi chim để tẩm bổ cho những ngày gặt hái mệt nhọc. Loại chim được sử dụng để nấu xôi là chim ngói bởi vào mùa gặt cũng chính là mùa chim ngói, hơn thế nữa, chim ngói nhiều thịt, thịt vừa thơm lại vừa chắc, ăn ngon không thể tả.
Rêu Đá Điện Biên
Đến Điện Biên, có một món ăn mà ai cũng muốn một lần thưởng thức, đó là rêu đá của dân tộc Thái. Món rêu đá đặc biệt này không chỉ có hương vị hấp dẫn mà còn là một bài thuốc quý giúp lưu thông khí huyết, giải độc và chống cao huyết áp.
Món rêu đá có thể chế biến ra nhiều món rêu hấp, canh rêu, nộm rêu, rêu nướng nhưng ngon nhất vẫn là rêu non, được bỏ vào lá chuối, lá dong kẹp tre nướng trên than hồng, khi chín rêu có vị thơm phức, người Thái có thể dùng rêu nướng không hoặc nướng cùng với cá suối, thịt lợn, thịt gà và ớt.
Đối với người Thái, rêu là món ăn chỉ dành cho khách quý cùng với măng chua, thịt trâu gác bếp và gà bản. Vì số lượng có hạn nên rêu đá thường chỉ đủ dùng trong nhà mà không rao bán. Món rêu đá đặc biệt này không chỉ có hương vị hấp dẫn mà còn là một bài thuốc quý giúp lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt và chống cao huyết áp.
Thịt Lợn Xay Hấp Lá chuối
Thịt lợn băm nhỏ trộn với gia vị được bọc bằng lá chuối cũng thực sự thú vị. Thịt lợn, loại nguyên liệu ở vùng miền nào cũng có và nó là món ăn chủ đạo trong cuộc sống hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái, món thịt băm bọc lá chuối lại mang đến cho người ăn cảm giác lạ, ít ở đâu có. Món này cũng hấp cách thủy hơn 1 tiếng đồng hồ nên thịt mềm dính chặt, quyện vào nhau, mùi thơm của thịt quyện với mùi thơm của lá chuối, của hạt tiêu càng làm hương vị trở nên đặc biệt.
Bánh Khẩu Xén Điện Biên
Khẩu Xén là loại bánh truyền thống của dân tộc thái, được chế biến từ gạo nếp và sắn tươi có hương vị rất đặc trưng của người Thái trắng ở thị xã Mường Lay, Điện Biên.
Khẩu Xén là loại bánh như bánh phồng tôm nhưng chắc và dai hơn. Bánh có thể được làm từ nhiều loại nguyên liệu như gạo nếp cẩm có màu đen, gạo nếp nương có màu trắng hoặc pha thêm gấc để có màu vàng, thêm màu của cây cơm nếp để có màu tím. Đậm đà hơn là Khẩn Xén làm từ sắn tươi, loại sắn nạc chỉ có ở vùng này.
Không chỉ là một món ăn chơi, Khẩu Xén còn trở thành một nét văn hóa ẩm thực độc đáo và hấp dẫn của tỉnh Điện Biên. Nói đến những đặc sản của Điện Biên, rất nhiều người nghĩ ngay đến món bánh lạ miệng mà thơm ngon này. Những người dân Điện Biên hiếu khách cũng sẽ không ngần ngại cho bạn nếm thử và chỉ cho bạn cách làm nên món bánh thương hiệu này. Vì thế, nếu có dịp lên Điện Biên, nhất định đừng quên ghé vào Mường Lay và thử sức với trải nghiệm thú vị này.
Chè Shan Tuyết Cổ Thụ Tủa Chùa
Tủa Chùa không chỉ là vùng đất được biết đến với những lễ hội văn hóa độc đáo, món ăn đặc sắc, với những chợ phiên rộn ràng mà còn nổi tiếng bởi chè Tuyết Shan Tủa Chùa.Chè Tuyết Shan là loại cây thân gỗ cổ thụ, thân to và lá chè mọc từng chùm trên cành. Không giống các loại chè khác, để hái được chè Shan Tuyết của người hái phải trèo lên thân cao.
Chè Tuyết Shan Tủa Chùa có hương thơm đặc trưng, màu nước vàng óng ánh, trà mới uống có vị hơi đắng chát của mùi lá cây rừng lâu năm. Nhưng sau khi uống thì lại có vị ngọt đặc biệt lưu lại nơi đầu lưỡi.
Canh Bon
Nghe đến tên gọi thôi cũng thấy kỳ lạ rồi đúng không các bạn, bởi vì món canh này chỉ có ở Điện Biên mà thôi đây là món ăn dân dã của đồng bào Thái. Món canh Bon được chế biến từ nhiều nguyên liệu trong đó có da trâu hoặc bò, dọc bon ngọt, cà dại cùng các loại rau thơm, gia vị. Qua bàn tay khéo léo người dân đã tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn bởi sự thơm ngon giòn sật của da trâu quyện với vị hơi đắng của cà, thơm của mắc khén, ấm nóng của sả.
Rượu mông Pê Tủa Chùa
Nếu bạn tới Điện Biên và cần mua đặc sản về làm quà thì đừng nên bỏ lỡ rượu mông Pê Tủa Chùa nhé. Mông Pê có nghĩa là rượu của người Mông ta. Chỉ có người dân bản địa ở đây mới có thể nấu được thứ rượu ngô đặc biệt thơm ngon này.
Nguyên liệu làm nên loại rượu này đó là ngô nếp đầu mua. Ngô được trồng trên chính mảnh đất này, những bắp ngô thuần chủng, hạt đều, có màu trắng ngà. Hạt ngô dẻo thơm, ngọt bùi. Khi bắp ngô vừa cứng sữa người ta sẽ hái mang về và vẽ từng hạt bằng tay. Sau đó rửa với nước mạch đá và hấp cách thủy trong vòng 6h. Trải qua quá trình chứng cất, người nấu rượu sẽ vớt ra nong có trải lá chuối ở bên trên và chờ cho nguội. Sau đó sẽ rắc men lên trên. Men ủ rượu là một loại men lá vô cùng đặc biệt được làm từ biệt dược chỉ có trên núi cao.
Sau khi hoàn thành công đoạn rắc men thì người nấu sẽ mang đi ủ dưới lòng đất có độ sâu 1m. Sau 3 tháng, người ta sẽ đào lên rồi mang đi nấu thành rượu. Rượu ngon một phần là nhờ vào nước nấu rượu. Nước này được lấy từ khe núi đá cao. Chính vì vậy, khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận vị được vị đậm đà, thơm mùi rượu. Lúc mới uống ta sẽ cảm nhận được vị đắng nhưng sau khi qua khoang miệng nó trở thành vị ngòn ngọt.
Rượu Mông Pê Tủa Chùa rất bổ đối với người trung niên, người cao tuổi. Tất cả nguyên liệu được làm từ thiên nhiên, đặc biệt an toàn có tác dụng trừ cảm, lưu thông khí huyết, góp phần giảm đau nhức xương khớp, đề phòng cảm lạnh. Đặc biệt, bạn có uống nhiều thì cũng không cảm thấy váng đầu hay mệt mỏi.
Rượu sâu chít
Sâu chít là một loại sâu có giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì vậy, người dân nơi đây thường dùng sâu chít để ngâm rượu. Sâu chít là loài sâu sống lâu năm trong thân cây chít. Sau khi lấy sâu từ trong thân cây ra, người ta mang đi rửa sạch bằng rượu trắng. Sau đó cho sâu vào ngâm với rượu nếp. Trải qua thời gian ủ, mẻ rượu sâu chít ra đời đặc biệt thơm ngon và bổ dưỡng.
Lạp xưởng gác bếp
Cũng giống với nhiều vùng núi cao khác, tại Điện Biên cũng có món ăn đặc sản là lạp xưởng gác bếp. Tuy nhiên, lạp xưởng nơi đây đặc biệt hơn. Nguyên liệu chế biến ra đặc sản này đó là thịt lợn xay trộn lẫn với gia vị và được nhồi vào lòng non lợn. Trải qua quá trình chế biến công phu mới có thể cho ra đời những mẻ lạp xưởng ngon đến nao lòng. Nhân của lạp xưởng phải được làm từ thịt thăn tươi hoặc thịt nạc mông hay thịt nạc vai. Và phần lòng non sẽ chọn phần lòng ngon nhất.
Sau khi xay nhỏ cho vào nhồi căng trong lòng non thì người ta sẽ mang lạp xưởng đi phơi nắng trong 3 ngày. Khi phơi xong, mang lạp xưởng treo trên gác bếp để có mùi khói của than bếp. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị giòn, dai dai của lòng non được phơi khô và ngọt của thịt cùng mùi khói bếp thơm thoang thoảng. Món ăn này rất phù hợp để ăn trong những ngày lễ tế, nhắm rượu. Đặc biệt, có thể bảo quản trong thời gian dài mà không sợ hư hỏng.
Gà nướng mắc khén
Mắc khén là loại gia vị từ núi rừng tự nhiên ban tặng cho người vùng cao. Gia vị này được sử dụng phổ biến để chế biến các món ăn. Một trong những món ngon đó chính là gà nướng mắc khén. Cách chế biến món ngon này cũng rất đặc biệt. Gà được nấu chín trên than củi giữ nhiệt với lửa không quá to. Trong khi nướng mỡ gà sẽ chảy ra và da có màu vàng ươm, thịt sát lại tới khi săn chắc thì phết thêm gia vị mắc khén bên ngoài da gà. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị giai ngon, săn chắc, ngọt thịt của gà và mùi mắc khén thơm lừng rất đậm đà.
Trên đây là 18 món ăn đặc sản nổi tiếng, ngon nức tiếng nên thử khi đến Điện Biên. Hy vọng chúng tôi đã cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu quý khách có nhu cầu thuê xe du lịch tại Hà Nội hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí !